Theo Deadline, các chuyên gia dự đoánInside Out 2sẽ có doanh thu mở màn ở thị trường Mỹ khoảng 80-85 triệu USD. Đây là thành tích sẽ lọt top 10 phim có doanh mở màn cao nhất Pixar và cũng là cao nhất của hãng kể từ Toy Story 4 (2019). Phần phim thứ 4 của Toy Story từng mang về 120,9 triệu USD tuần đầu tiên và cán đích với 1,07 tỷ USD - trở thành tác phẩm có doanh thu cao thứ hai mọi thời đại của Pixar.
Inside Out 2sở hữu lượng fan đông đảo ở Việt Nam và sức hút của phần 1 khiến bộ phim trở thành đối thủ đáng gờm ở phòng vé cuối tuần này cũng như đe dọa ngôi quán quân mà Gia tài của ngoại đang nắm giữ.
Trở lại sau 9 năm,Inside Out 2tiếp tục theo chân cô bé Riley (Kensington Tallman) với những cảm xúc quen thuộc trong tâm trí gồm Vui Vẻ (Amy Poehler), Buồn Bã (Phyllis Smith), Giận Dữ (Lewis Black), Sợ Hãi (Tony Hale) và Chán Ghét (Liza Lapira). Đối mặt với tuổi dậy thì và các biến cố mới trong cuộc sống, một loạt cảm xúc mới như: Lo Âu (Maya Hawke), Ganh Tị (Ayo Edebiri), Xấu Hổ (Paul Walter Hauser) và Chán Nản (Adèle Exarchopoulos) xuất hiện.
Mâu thuẫn trong việc điều khiển phản ứng của Riley trong môi trường mới, Lo Âu đã trục xuất những cảm xúc cũ. Vui Vẻ cùng các bạn bắt đầu một chuyến phiêu lưu qua những vùng đất vừa quen thuộc vừa lạ lẫm trong tâm trí của Riley để trở về Trung tâm Điều khiển. Cũng từ đây mà Riley sẽ có được nhiều bài học ý nghĩa về tình bạn và kiềm chế cảm xúc trước những sự thay đổi của cuộc sống.
Inside Out 2được truyền cảm hứng từ những đứa con đang trong độ tuổi trưởng thành của đạo diễn Kelsey Mann. Các nhà làm phim của Pixar đều có sự liên tưởng đến quãng thời gian dậy thì đầy khó khăn của chính mình hay những trải nghiệm khi làm phụ huynh ở độ tuổi teen để kết hợp vào tác phẩm.
Nhà sản xuất Kim Collins nói: “Điều tôi thấy hay là bộ phim thấu hiểu việc khi trẻ em lớn lên, những cảm xúc phức tạp hơn sẽ xuất hiện. Có những nghiên cứu khoa học thực sự đằng sau những thay đổi này. Do đó chúng tôi biết rằng câu chuyện sẽ phù hợp với trẻ em, phụ huynh và tất cả mọi người".
Thời điểm hiện tại chỉ có hãng xe BYD và Li Auto là có lãi từ việc bán xe điện. Trong khi đó, khoảng 50 nhà sản xuất xe điện còn lại của Trung Quốc đang gặp khó khăn.
Chẳng hạn như thương hiệu Nio trong 2023 có doanh số bán xe tăng 12,9% với doanh thu 7,6 tỷ USD, nhưng đã thua lỗ tới 2,85 tỷ USD; bình quân mỗi chiếc xe điện của Nio lỗ 13.750 USD. Thương hiệu Xpeng cũng tương tự, trong 2023, doanh số bán tăng với doanh thu đạt 4,2 tỷ USD nhưng vẫn lỗ ròng 1,4 tỷ USD. Zeekr, nhà sản xuất xe điện cao cấp thuộc sở hữu của Geely Auto, đã ghi nhận khoản lỗ ròng 1,81 tỉ nhân dân tệ trong quý 2/2024, mặc dù doanh thu đạt mức kỷ lục là 20 tỉ nhân dân tệ…
Dòng xe điện Xiaomi SU7 của nhà sản xuất Xiaomi là ví dụ, được đánh giá là một trong những sản phẩm thành công nhất trong thời gian gần đây, với 27.307 chiếc được bán cho khách hàng ở Trung Quốc trong quý 2/2024. Tuy nhiên, Xiaomi cho biết rằng họ sẽ cần thời gian để tạo ra lợi nhuận vì chi phí nghiên cứu và phát triển cũng như tiếp thị là rất lớn. Một báo cáo độc lập tiết lộ, mỗi chiếc Xiaomi SU7 bán ra chịu lỗ khoảng 68.000 tệ, tương đương với 235 triệu VND.
Theo Công ty tư vấn tài chính toàn cầu Alixpartners, “cuộc chiến” giá xe điện Trung Quốc kéo dài 2 năm qua, đã gây áp lực lớn lên nhiều nhà sản xuất. Ngay sau khi BYD châm ngòi cho “cuộc chiến” giảm giá, giá của 50 mẫu xe điện hóa thuộc nhiều thương hiệu khác nhau tại Trung Quốc đã giảm 10%. Trong năm 2023, giá bán ô tô trung bình tại Trung Quốc giảm 13,4%. Hầu hết các công ty đều sẵn sàng giảm giá mạnh tay để đạt được mục tiêu về doanh số bán hàng.
Ngân hàng Goldman Sachs dự đoán, khả năng sinh lời của toàn ngành xe điện Trung Quốc có thể trở nên âm trong năm nay, nếu BYD cắt giảm thêm 7% giá bán, tương đương 10.300 nhân dân tệ, trên mỗi chiếc xe của mình.
Ông Stephen Dyer, giám đốc điều hành của Alixpartners cho biết, chừng nào các công ty lớn như BYD vẫn còn tỷ suất lợi nhuận gộp thì sẽ luôn có chỗ cho một “cuộc chiến” giá cả tiếp theo. Ông dự đoán, “cuộc chiến” về giá xe điện tại Trung Quốc sẽ kéo dài khoảng 3 - 4 năm nữa.
Như vậy cũng có nghĩa là các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc còn tiếp tục phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Hoặc mất thị phần nếu không tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá với đối thủ; hoặc phải vật lộn với những khó khăn về tài chính khi giảm giá. “Cuộc chiến” giá cả dường như gây bất lợi cho tất cả các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Giá giảm và chỉ coi trọng về doanh số bán, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của ô tô. Để cắt giảm chi phí, quá trình sản xuất sẽ bị rút ngắn và sử dụng vật liệu rẻ tiền… Nhiều doanh nghiệp ô tô Trung Quốc không thể sáng tạo, họ cắt ngắn quá trình chế tạo xe hơi bằng cách sao chép lại những sản phẩm của hãng xe khác. Một số nguồn tin cho biết, nhiều hãng xe do cắt giảm chi phí, nên một mẫu xe mới thay vì được thử nghiệm tới 150 lần, giảm xuống còn từ 20-25 lần. Chính vì thế mà chất lượng và độ an toàn của ô tô Trung Quốc đang bị đặt câu hỏi.
Ngay sau khi chính thức mở bán, Xiaomi SU7 đã gặp vấn đề. Đã có xe bị tai nạn do mất lái, được quy cho hệ thống kiểm soát độ bám hoạt động chưa chính xác. Rồi hệ thống kiểm soát lực kéo cũng hay bị trục trặc, hoạt động không ổn định…
Robin Zeng, người sáng lập và Chủ tịch của Contemporary Amperex Technology Ltd (CATL), đã kêu gọi các nhà sản xuất xe điện và nhà sản xuất linh kiện ô tô Trung Quốc sớm chấm dứt “cuộc chiến” giá cả, đang “nhấn chìm” lĩnh vực này và tập trung vào việc đảm bảo độ tin cậy của sản phẩm.
Cạnh tranh trong ngành xe điện là cạnh tranh với nhau về công nghệ, giá trị lâu dài, tính bền vững cũng như độ an toàn và độ tin cậy. Suy cho cùng, đó là một cuộc đua xuyên suốt vòng đời của sản phẩm. Một cuộc cạnh tranh về giá một lần là điều không mong muốn, theo ông chủ của nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới.
Tại Diễn đàn xe điện thường niên China EV100 tổ chức ở Bắc Kinh vào giữa tháng 3/2024, các lãnh đạo ngành xe cùng quan chức Chính phủ Trung Quốc có mặt đã yêu cầu các hãng xe điện nâng cao chất lượng; nhanh chóng cải thiện chất lượng sản phẩm, để đảm bảo không chỉ duy trì ưu thế về mặt "lượng" mà còn cả mặt "chất". “Cuộc chiến” giá cả leo thang không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc mà còn làm giảm uy tín của họ.
Dư thừa và ế ẩm tại thị trường nội địa, hàng triệu xe điện Trung Quốc đã tràn ra thế giới. Những sản phẩm giá rẻ đang làm náo loạn thị trường ô tô nhiều quốc gia, đi kèm theo đó là những câu hỏi nghi ngờ về chất lượng.
Theo Trần Thủy/Diễn đàn doanh nghiệp
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Ô tô điện Trung Quốc “giảm giá đến chết” và câu hỏi về chất lượng?Hầu hết người Hàn Quốc đều ám ảnh về việc làm đẹp từ nhỏ (Ảnh: Koreadeepdive).
Vì vậy, việc quá chú trọng đến trang điểm, ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, có thể khiến cơ thể bị rối loạn hoặc ám ảnh.
Một ví dụ cực đoan về điều này là Bae Da Mi - người từng "gây sốt" vào năm 2011 vì không tẩy trang trong hai năm liền.
Bae Da Mi xuất hiện trong một tập của chương trình X-Filekhi cô mới 20 tuổi. Khi tham gia chương trình này, cô tiết lộ, bản thân đã trang điểm cả ngày trong hai năm.
Ám ảnh về việc phải đẹp, Bae Da Mi đã trang điểm liên tục và không tẩy trang trong suốt 2 năm (Ảnh: Koreaboo).
Chương trình cung cấp chi tiết về cuộc sống và chứng nghiện trang điểm của cô bắt đầu từ thời trung học. Kể từ đó, gia đình cô đã không nhìn thấy khuôn mặt mộc của con gái trong nhiều năm vì cô không chịu tẩy trang, ngay cả khi đi ngủ.
Mẹ Da Mi luôn khen ngợi khuôn mặt mộc của cô. Nhưng cô tin rằng, giữ lớp trang điểm là cách duy nhất để cô luôn cảm thấy tự tin.
Da Mi không thể sống thiếu gương. Cô luôn mang theo một chiếc gương khi đi bất cứ đâu.
Da Mi đặt gương ở mọi nơi trong căn nhà. Cô cũng mang theo gương khi ra ngoài để sửa lớp trang điểm liên tục (Ảnh: tvN).
Bae Da Mi cũng có thói quen ngủ đêm kỳ quặc. Cô sẽ lấy gương ra và thoa một lớp trang điểm mới lên trên lớp hiện có. Mặc dù lớp trang điểm cũ vẫn còn nguyên vẹn, Da Mi vẫn chồng thêm nhiều lớp mới lên để khi thức dậy, khuôn mặt cô vẫn xinh đẹp.
Chia sẻ với chương trình, Da Mi tiết lộ, cô thậm chí còn vứt bỏ những bức ảnh thời tiểu học và cấp hai vì ghét bất cứ ai nhìn thấy mặt mộc của mình.
Da Mi dừng lại giữa chừng khi trượt tuyết để trang điểm, mặc dù khuôn mặt của cô hầu như bị che hết khi diện đồ trượt tuyết (Ảnh: tvN).
Nỗi ám ảnh này đã khiến Da Mi phải trả giá khá đắt. Làn da của cô bị tổn thương nặng nề, lỗ chân lông tắc nghẽn và khuôn mặt đầy mụn. Bất chấp tổn hại về thể xác, cô vẫn kiên quyết không tẩy trang.
Thương con gái nhưng không thể thay đổi được suy nghĩ của cô, mẹ Da Mi tuyệt vọng đến mức phải tìm đến đài truyền hình, chia sẻ câu chuyện của con gái để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Kết quả khám da cho thấy làn da của Da Mi bị tổn thương trầm trọng (Ảnh: tvN).
Trong tập phát sóng, các bác sĩ da liễu cuối cùng đã thuyết phục được Da Mi tẩy trang, sau đó là phân tích chi tiết về làn da của cô. Theo kết quả xét nghiệm, làn da của cô bị tổn thương đến mức không khác gì làn da của một người 40 tuổi.
Kết quả gây sốc này khiến Da Mi tỉnh ngộ. Cô bắt đầu đồng ý tẩy trang. Cô thú nhận rằng, cô không biết việc trang điểm có thể gây ra tổn thương nặng nề cho làn da.
Lo lắng vì làn da của cô gái 20 tuổi đang lão hóa bằng người 40 tuổi, Da Mi quyết định tẩy trang và chăm sóc da theo lời bác sĩ (Ảnh: tvN).
Để giúp Da Mi chuyển sang thói quen "bình thường", chuyên gia trang điểm đã giúp cô có vẻ ngoài tự nhiên và tối giản hơn.
Cô thậm chí còn cởi bỏ bộ tóc giả màu vàng, để lộ mái tóc nâu tự nhiên của mình và khẳng định cô cảm thấy giống chính mình hơn nhiều sau lần biến đổi này.
Theo Dân trí